Đằng sau những thiết kế website thành công

Trước khi người dùng website tiếp xúc với nhà thiết kế, bạn nên nắm rõ mong muốn của họ và những thứ họ thực sự cần. 2 điều này tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng đó chính là chìa khóa của người thiết kế website thành công.

Nhận diện mẫu: Lối tắt tiện dụng trong thiết kế website

Với cả người dùng và người thiết kế website chuyên nghiệp, khi tương tác với website ta học được rất nhiều mẫu thiết kế khác nhau. Và khi đó ta không ngừng liên hệ tới những mẫu ta đã được học và được lưu lại trong trí nhớ. Ví dụ đơn giản như sau, khi bạn đang muốn mua hàng bạn sẽ tra những từ khóa mong muốn trên công cụ tìm kiếm, các công cụ đó sẽ điều hướng bạn đến những trang web nhất định. Bạn nhấp vào 1 trong những trang we đó và ngó qua các module xem kết cấu của chúng ra sao, mặt hàng bạn mong muốn nằm ở vị trí nào, hoặc có thể tìm kiếm trực tiếp trên website đó. Trang sản phẩm mở ra, bạn click vào thông tin sản phẩm, nhấn nút đặt hàng nếu muốn…

Nhờ thấu hiểu thói quen, tâm lý người dùng, người thiết kế website có thể đưa ra những mẫu web tuyệt vời, tích hợp những tính năng tiện dụng nhất cho người dùng. Làm sao để đạt được sự hài lòng của khách hàng trong khi sử dụng dịch vụ, đó là thành công của những đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp.

Thiết kế website theo hướng Top-down hay Bottom-up

Trong quá trình xây dựng website, ta sẽ thường đi từ dưới lên (bottom up): bắt đầu với vấn đề trước mắt cùng các nhân tố liên quan, và rồi tìm cách xây dựng trải nghiệm gắn kết. Khi đã tách giao diện ra nhiều phần tử nhỏ, ta sẽ tuần tự giải quyết vấn đề nhỏ, mục tiêu, nhiệm vụ, cấu trúc thông tin và flow. Cũng chính vì vậy, sau một thời gian, ta sẽ quá để tâm vào vấn đề trước mắt mà quên đi cái nhìn tổng quan.

Người dùng không để ý quá đến chi tiết, và sẽ liên tưởng đến trải nghiệm đã có để tương tác. Với các sản phẩm hay trang quen thuộc, họ sẽ tìm các pattern giống với những gì họ nhớ được để điều hướng nhanh hơn. Hướng xử lý này đúng là nhanh thật, nhưng lại sai –  đặc biệt nếu giao diện có đổi khác so với nguyên trạng. Bởi vậy, ta phải đảm bảo giao diện nhất quán với kỳ vọng của người dùng.

Phá vỡ những lối mòn trong thiết kế

Với mong muốn sáng tạo, ao ước tạo nên những điểm đột phá nhưng đôi khi điều này lại khiến khách hàng không hài lòng. Ví dụ như, phải thiết kế làm sao để người dùng nhìn vào biết được đó là một nút bấm. Vì vậy, trước khi tạo ra sự khác biệt bạn nên trả lời được những câu hỏi sau, tại sao nên phá vỡ lối mòn cũ? và sự đột phá đó có tốt hơn không? Người dùng có dễ chấp nhận và làm quen với sự thay đổi đó?

Tất nhiên, ta cũng không nên đi theo những gì ta đã biết mà bỏ qua sự sáng tạo. Design chỉ đơn thuần là một cái khung, để từ đó ta thể hiện sự sáng tạo của mình. Hơn nữa, người dùng hoàn toàn có thể làm quen và nhận biết được pattern mới, đặc biệt là các pattern mang lại kết quả mà họ muốn.

Để tìm ra được pattern nào cần phá vỡ, và phá vỡ khi nào, ta cần phải thử nghiệm và xem thử kết quả. Những thử nghiệm này được thực hiện dưới dạng các bài test người dùng được thiết kế cầu kỳ, kỹ lưỡng. Ta cần hiểu rõ mẫu sắp sửa được phá vỡ và cách người dùng tiếp nhận quá trình đó như thế nào; tại sao phải phá vỡ nó và phá vỡ như thế nào. Với mẫu thử, ta có thể kiểm soát chặt chẽ, và thậm chí thử nghiệm, ngay cả khi người dùng không nhận thức được sự kiểm soát này.

Người ta thường không đoán trước được họ cần gì. Vì vậy, mẫu thử (và thử nghiệm nói chung) là một công hữu ích. Thử nghiệm thiết kế website mới tạo điều kiện để người dùng cho ta thấy điều này. Người dùng sẽ sử dụng như thường, trong khi chúng ta sẽ quan sát các phản ứng của họ.

Làm thế nào có website hiệu quả?

Làm thế nào có website hiệu quả là câu hỏi của rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp hiện nay trong thực hiện chiến dịch quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Một website bán hàng đạt chuẩn phải đáp ứng được rất nhiều các tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chí cơ bản nhất mà bài viết chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc.

1. Nắm bắt chính xác nhu cầu sử dụng website

Trước khi thuê một công ty chuyên nghiệp thiết kế website bán hàng bạn cần phải xác định được nhu cầu sử dụng của mình thông qua website đó là gì?

Khi xác định được nhu cầu của chính mình thì bạn mới có thể trao đổi, bàn bạc chính xác những tiêu chí mình hướng tới với đơn vị design website, từ đó tập trung vào pr cho những sản phẩm mình định quảng bá hiệu quả nhất, tránh lãng phí tiền của.

2. Xây dựng nội dung phong phú cho website bán hàng

Mặc dù là 1 trang web bán hàng, trưng bày sản phẩm nhưng nội dung vẫn rất quan trọng. Với rất nhiều website, thông tin về sản phẩm rất sơ sài, thậm chí ít và không có, google sẽ vẫn đánh index những url sản phẩm đó, nhưng không được đánh giá cao, vì nó có thể cho rằng đây là nội dung kém hơn so với các đối thủ của bạn.

Bởi người dùng vào xem sản phẩm không chỉ xem ảnh mà còn xem các thông tin chi tiết về chất lượng, màu sắc, giá cả….

Để tăng mức độ uy tín cho sản phẩm đó bạn cần có 1 bài viết giới thiệu hoàn chỉnh và tự nhiên, lưu ý không cần quá nhồi nhét từ khóa trong khi viết bài.

Làm thế nào có website hiệu quả không khó nếu bạn xây dựng được một nội dung phong phú cho website bán hàng của mình.

3. Biết về công cụ SEO

Khi đã xây dựng được một website có nội dung phong phú, giao diện bắt mắt mà lượng truy cập của khách hàng vẫn không cao thì chắc chắn bạn chưa biết sử dụng công cụ SEO.

SEO chính là công cụ quảng bá hữu hiệu mà bạn nên biết khi thiết kế một website bán hàng.

Sử dụng nó để tăng thứ hạng tìm kiếm, chắc chắn lượt truy cập vào website của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng.

Đây là vấn đề cơ bản mà bạn cần biết nếu muốn có một website bán hàng hiệu quả.

Làm thế nào có website hiệu quả? Có rất nhiều cách khác nhau để bạn tạo nên một website bán hàng cho lượt truy cập cao.

Ở trên chỉ là một số bí quyết mà chúng tôi muốn chia sẻ, bạn có thể tham khảo và áp dụng, chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả không nhỏ.

Tối ưu hóa website bán hàng với những thủ thuật hiệu quả từ Webdoctor

Tối ưu hóa website là nhiệm vụ bất kỳ nhà kinh doanh online nào cũng phải làm. Nhưng liệu bạn có thực sự biết mình phải làm gì để khắc phục những điểm yếu trên trang web bán hàng của mình chưa?

SEO, dịch vụ quảng cáo Google AdWords, … là những điều mà các doanh nghiệp quan tâm và sẵn sàng đầu tư rất nhiều tiền cho nó nhưng lại quên chăm sóc cho website của mình.

Việc tối ưu hóa website hiểu một cách đơn giản là sự thay đổi được tạo ra trên giao diện web, cấu trúc website sao cho nó thật hoàn hảo và thân thiện với người dùng.

Một trang web chuyên nghiệp phải cung cấp cho khách hàng đầy đủ những thông tin về người bán, các chương trình khuyến mãi, các chính sách mua hàng, giá cả rõ ràng, chứng thực về nguồn gốc sản phẩm, …

Bên cạnh những thông tin đó, một trang web cũng cần dễ dàng sử dụng với ít thao tác và nhanh chóng trong việc tìm kiếm.

Đó là trên phương diện lý thuyết, vậy nên nhiều người sẽ thắc mắc tối ưu hóa website như thế nào mới đúng?

Trước hết, chúng ta sẽ đóng vai trò là một khách hàng sử dụng web của mình, hoặc bạn cũng có thể thực hiện một cuộc khảo sát để hiểu thêm về insight của khách hàng.

Nhờ đó chúng ta sẽ có nhiều câu trả lời bổ ích cho những ý tưởng thiết kế web như tốc độ web nhanh hay chậm, phương thức thanh toán online của bạn có đáng tin cậy hay khả năng xử lý các đơn hàng của web bạn có ổn định không, …

Và nếu bạn nhận được nhiều câu trả lời là “Không” thì đấy là lúc mà bạn cần phải cân nhắc về website của mình.

Tối ưu giao diện của sản phẩm trên website

Sản phẩm là cái mà mọi người quan tâm khi họ mua hàng trên website của bạn.

Rõ ràng bạn sẽ thích một gian hàng đa dạng với nhiều loại hình sản phẩm hơn là một cửa hàng lèo tèo với vài ba sự lựa chọn nhàm chán.

Cái này là sự kích thích ánh nhìn từ khách hàng.

Một website khi người ta truy cập vào mục sản phẩm, họ muốn gì? Chắc chắn là không ai muốn chỉ có vài ba tấm hình thô sơ và thiếu thông tin xác thực.

Sản phẩm của bạn cần được phân loại một cách logic và dễ tìm.

Ví dụ bạn mở một trang web bán mỹ phẩm.

Ở đó bạn bán rất nhiều mặt hàng từ makeup đến skincare, trong đó sẽ có những sản phẩm makeup cho mắt, môi, mặt và những sản phẩm skincare dạng lỏng như toner, lotion hoặc dạng đặc như kem.

Vậy nên bạn cần phải phân loại chúng sao cho phù hợp nhất theo một danh sách khoa học.

Cụ thể hơn, sản phẩm makeup mắt sẽ có kẻ chân mày, mascara, phấn mắt, eyeliner, …; sản phẩm skincare cho da sẽ có nước tẩy trang, tonner, serum, kem dưỡng ẩm, … Như vậy người dùng sẽ nhanh chóng tìm kiếm được sản phẩm mà họ mong muốn.

Không những vậy, họ còn có thể nhiều sự lựa chọn khác đối với các sản phẩm cùng loại.

Xem thêm: Email Newsletter là gì ? Công cụ đắc lực dành cho Marketer

Tối ưu hóa phần mô tả sản phẩm

Sau khi phân loại chúng một cách logic, bạn sẽ chú ý đến hình ảnh sản phẩm trên website.

Hình ảnh minh họa sản phẩm của bạn cần phải thực tế, sắc nét và cuốn hút. Nên lựa chọn nhiều góc chụp cho một sản phẩm để khách hàng có cái nhìn bao quát hơn với sản phẩm.

Tiếp đó những thông tin dành cho sản phẩm là điều không thể thiếu. Không ai đến chỉ nhìn hình rồi mua cả.

Họ cần biết sản phẩm đó có xuất xứ từ đâu, thành phần là gì, công dụng ra sao, review như thế nào, … tất tần tật các thông tin cần thiết trước khi đưa ra quyết định mua.

Nếu hình ảnh của bạn cuốn hút, thông tin sản phẩm đầy đủ thì việc quyết định mua hàng của người dùng sẽ được đẩy nhanh hơn rất nhiều.

Ví dụ cụ thể cho điều này chúng ta thử phần tích nhu cầu khi một khách hàng muốn mua nước tẩy trang tại một website bán mỹ phẩm.

Thông tin mô tả cho chai nước tẩy trang, chẳng hạn như nước tẩy trang Biore, sẽ cần có:

Xuất xứ: hàng nội địa Nhật

Nhập khẩu bởi công ty ABC XYZ.

Thành phần bao gồm: Water (Aqua), Dipropylene Glycol, PEG-12 Laurate, Butylene Glycol, PEG/PPG/Polybutylene Glycol-8/5/3 Glycerin, PEG-8, PEG-6 Caprylic/Capric Glycerides, Sodium Citrate, Sodium Methyl Stearoyl Taurate, …

Công dụng: tẩy sạch lớp trang điểm, se khít lỗ chân lông, trắng da, …

Điểm nổi bật: không chứa cồn, không gây kích ứng da, không cần rửa lại bằng sửa mặt, …

Hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn bảo quản

Hạn sử dụng

Và một số thông tin khác nếu bạn có như các beauty blogger nói gì về sản phẩm, độ rating của sản phẩm tại các trang thương mại điện tử, …

Tối ưu hóa thông tin liên hệ

Đây được xem là điều cực quan trọng, vì bạn đang cố gắng rao bán sản phẩm của mình bằng ngôn từ, hình ảnh mà lại quên không tối ưu các bước liên hệ đặt hàng hay tư vấn thì coi như công cốc.

Phần thông tin này cần có số điện thoại cửa hàng, tốt hơn bạn nên có từ 2 số điện thoại liên lạc để khách hàng có thể dễ dàng liên hệ.

Tiếp theo là địa chỉ cửa hàng, số hotline, email, fanpage, …

Xem thêm: Khám phá bí quyết định giá sản phẩm cho doanh nghiệp

Tối ưu hóa các bước đặt hàng

Có nhiều trang web đòi hỏi người dùng phải trải qua quá nhiều bước trung gian như đăng nhập, điền thông tin, xác nhận email, xác nhận số điện thoại và hàng tá các công đoạn chỉ để mua hàng.

Điều này sẽ gây ra bất cập cho họ.

Họ có thể cảm thấy phiền phức hay thậm chí tức giận khi bị tra hỏi quá nhiều thông tin và thực hiện quá nhiều bước để mua hàng.

Bên cạnh đó, họ cũng cảm thấy bạn đang muốn ăn cắp thông tin cá nhân của bạn khi cố gắng tra hỏi quá nhiều.

Vậy nên hãy rút ngắn nhất có thể quy trình để một đơn hàng được hoàn tất.

Cơ bản nhất có thể là bỏ hàng vào giỏ – tiến hành thanh toán – nhập thông tin cá nhân – xác nhận đơn hàng.

Sau đó phía doanh nghiệp sẽ xử lý đơn hàng và gọi lại cho khách hàng để báo cáo về tình trạng hàng của họ.

Chính sách bán hàng minh bạch

Có phải ngay cả việc đi chợ bạn cũng nghe người bán người mua thương lượng với nhau về việc mua 10 ký cam thì giá sẽ khác so với việc mua 1 ký cam không? Điều này cũng là tất yếu trong kinh doanh.

Chính sách là cái kích thích người mua mua nhiều hơn khi họ thấy mình có lợi từ thương vụ này.

Một chính sách tối ưu phải được hiển thị ở trang chủ và được đánh bật để thu hút khách hàng.

Khách hàng khi mua hàng ở bạn sẽ được gì? Có thể là freeship nội thành cho hóa đơn từ 200 nghìn, miễn phí đổi trả khi phát hiện lỗi sản phẩm, bồi thường 10 triệu đồng nếu phát hiện hàng nhái, …

Những thông tin này không chỉ mang lại sự minh bạch mà còn tạo được sự uy tín cho khách hàng.

Tối ưu hóa khung chat trực tuyến

Khách hàng thường hay có thói quen nhắn tin hỏi về sản phẩm để được tư vấn kỹ càng từ nhân viên trước khi mua.

Vậy nên việc khung chat được tối ưu, nhanh chóng trả lời cho họ sẽ là một điểm cộng cho website của bạn.

Tối ưu hóa phần feedback của khách hàng

Theo nghiên cứu của Oneupweb thì tính năng feedback sản phẩm có thể cải thiện doanh số bán hàng của bạn lên đến 18%.

Tại đây khách hàng sẽ được trải nghiệm những nhận xét chân thực nhất từ những người đã từng sử dụng qua sản phẩm của cửa hàng.

Bạn nên đánh dấu những bình luận tích cực từ khách hàng để nổi bật nó cho những khách hàng mới thấy tin tưởng bạn hơn.

Ví dụ bạn bước vào một website mua hàng mà bạn đọc được những dòng bình luận tích cực từ những vị khách đã từng mua hàng ở đó thì sẽ như thế nào?

Họ review về thái độ phục vụ của nhân viên, tốc độ xử lý đơn hàng của cửa hàng, chất lượng sản phẩm, … liệu bạn có thấy tin tưởng và cuốn hút?

Đó là một số kinh nghiệm mà các nhà kinh doanh online nên tập trung để khai thác và tối ưu hóa website của mình sao cho thân thiện với người dùng nhất có thể.

Quy tắc để một web trở nên tối ưu là nó phải dễ dàng sử dụng nhất có thể với bất kỳ khách hàng nào.

Những điều cần lưu ý khi thiết kế web bán hàng online

Ngày nay, với sự phát triển của thương mại điện tử, website không chỉ là bộ mặt của công ty mà còn là kênh bán hàng hiệu quả.

Do đó, thiết kế web bán hàng online là điều vô cùng quan trọng. Bài viết sau của chúng tôi sẽ chia sẻ những lưu ý bạn không thể bỏ qua khi thiết kế web bán hàng.

1. Xác định mục đích xây dựng website

Trước khi thiết kế web bán hàng, bạn cần xác định được chính xác mục đích cũng như nhu cầu khi thiết kế website nhằm chọn lựa các phương án thiết kế phù hợp nhất.

Bạn cũng nên nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, về đối tượng khách hàng hướng đến và ngân sách có thể đáp ứng nhằm đề ra các tiêu chí thích hợp khi thiết kế web bán hàng.

Thông thường, website bán hàng cần đảm bảo sự hài hòa, thân thiện trong giao diện và vẫn có điểm nhấn thu hút và tạo ấn tượng khi người dùng truy cập website.

Ngoài ra, website phải hoạt động ổn định, tốc độ load trang nhanh, tối ưu tốt cho công cụ tìm kiếm, hiển thị được trên màn hình di động và tính bảo mật cao.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm đến khả năng quản trị, nâng cấp và cập nhật website cùng với tùy biến giao diện, các tính năng đi kèm.

2. Sắp xếp bố cục website hợp lý

Khi thiết kế web bán hàng online, bạn cần lưu ý đến bố cục của website. Một website được đánh giá cao nếu có bố cục hợp lý, màu sắc hài hòa, hình ảnh sắc nét và bắt mắt.

Khách hàng truy cập website có thể thấy sự chuyên nghiệp ngay từ lần đầu tiên ghé thăm.

Điều này không chỉ góp phần tăng thêm sự tin tưởng, uy tín thương hiệu mà còn hỗ trợ việc bán hàng hiệu quả hơn.

3. Điều hướng truy cập trong website thuận tiện

Việc điều hướng truy cập giúp khách hàng thuận tiện hơn trong tìm kiếm thông tin và mua sản phẩm, dịch vụ trên website.

Một thiết kế web bán hàng chuyên nghiệp cần quan tâm đến điều hướng truy cập của người dùng khi truy cập website.

Nếu khách hàng có thể nhanh chóng tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ hay các thông tin liên quan khi truy cập website của bạn sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tạo thuận lợi cho việc mua hàng.

Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng, chắc hẳn bạn không hề muốn website của mình giống như một mê cung, nơi khách hàng phải rất vất vả mới có thể tìm được sản phẩm, dịch vụ mà họ đang cần mua sắm.

4. Đảm bảo được khả năng tùy biến giao diện

Thiết kế web bán hàng online nên hướng đến khả năng tùy biến giao diện để tạo sự mới mẻ khi cần thiết.

Bên cạnh đó chính là khả năng tùy biến danh mục, nhóm tin tức hoặc nhóm sản phẩm.

Một thiết kế website bán hàng có thể tùy biến tạo nên sự thu hút và ấn tượng hơn đối với các khách hàng khi truy cập vào website.

5. Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm và hiển thị được trên di động

Khi thiết kế web bán hàng chuyên nghiệp, các bạn nên chú ý đến việc tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm và hiển thị được trên các thiết bị di động như máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh.

Việc tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm, nói cách khác là chuẩn SEO, mang đến cho website khả năng gia tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, điều này làm tăng thêm cơ hội bán hàng cũng như thuận lợi khi triển khai các kế hoạch Marketing Online.

Bên cạnh đó, các cửa hàng, doanh nghiệp còn nên lưu ý thiết kế website bán hàng hiển thị được trên di động (responsive) bởi nó có thể giúp bạn gia tăng từ 30 đến 50% lượng khách hàng tiềm năng khi mà xu hướng sử dụng thiết bị di động truy cập Internet ngày càng gia tăng.

6. Tích hợp chức năng mua hàng và liên kết với mạng xã hội

Một thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp nên được tích hợp chức năng mua hàng thuận tiện và liên kết với các trang mạng xã hội.

Liên kết với mạng xã hội như Facebook hay Google+ là tiếp cận những môi trường tốt nhất giúp bạn đến gần với khách hàng hơn.

Trên đây chính là những lưu ý các bạn không nên bỏ qua khi thiết kế web bán hàng online. Hy vọng sẽ giúp các bạn xây dựng được một website hiệu quả để gia tăng doanh số bán hàng.